Địa lý Bình_Đại

Vị trí địa lý

Huyện Bình Đại nằm trên cù lao An Hoá, so với các huyện khác ở tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập, nằm lẻ loi trên một dãy cù lao. Toạ độ địa lý giới hạn bởi: kinh độ Đông 106°26’31” đến 106°49’31”, vĩ độ Bắc 10°01’32” đến 10°18’20” và có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba TriThạnh Phú. Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân gọi là đồng Bưng Lớn.

Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Cao trình bình quân cao nhất 1,20–1,30m. Cao trình bình quân thấp nhất 0,50–0,60m.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 26,8 °C; độ ẩm khá cao từ 81–83%. Bình Đại chịu ảnh hưởng của 2 hướng giáo chính là gió Đông – Đông Bắc do biển thổi vào từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau và gió Tây – Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1.264mm với số ngày mưa khoảng 150–160 ngày/năm.

Thủy văn

Thủy văn của trạm Thủ Ba Lai, biên độ triều lớn nhất mùa khô là 2,60m với tháng kiệt nhất là tháng 4. Vào mùa lũ, biên độ triều lớn nhất là 3,10m.

Theo số liệu thủy văn của trạm Mỹ Tho, biên độ triều cao nhất mùa khô là 2,92m vào mùa lũ 2,64m. Tại trạm Bình Châu, mùa khô 3,09m, mùa lũ là 3,22m.

Tài nguyên đất

Địa bàn huyện Bình Đại có 5 nhóm đất chính:

  • Nhóm đất cát: 3.310,53ha chiếm 8,26% diện tích tự nhiên của huyện
  • Nhóm đất mặn: 17.328,46ha chiếm 43,23% diện tích tự nhiên
  • Nhóm đất phèn: 2.129,44ha chiếm 5,32% diện tích tự nhiên
  • Nhóm đất phù sa: 2.503,82ha chiếm 6,20% diện tích tự nhiên
  • Nhóm đất canh tác: 9.969,02ha chiếm 24,87% diện tích tự nhiên.

Hệ thống sông ngòi

Sông, kênh rạch: 4.879,83ha chiếm 12,18% diện tích tự nhiên.